Vùng núi Tây Bắc luôn để lại ấn tượng khó phai nhạt với bất cứ ai. Vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của núi rừng, thửa ruộng bâc thang, những con đèo như bất tận. Cùng khám phá những Mộc Châu, Mai Châu, Mù Căng Chải.
Những dãy núi đá tai mèo cao vút, hiểm trở, đâm toạc bầu trời với đủ hình thù kỳ dị, chỗ thì dựng đứng, chỗ lại xô nghiêng, chỗ xanh rì cỏ cây, nơi lại chỉ toàn một màu đá xám trần trụi.
Sủng Là nằm trên quốc lộ 4C, nối những thị trấn trên mảnh đất Hà Giang, cách huyện Đồng Văn hơn 20km, nên ai muốn tới miền cao nguyên đá đều phải đi qua con đường uốn lượn này.
Các cô bé – cậu bé người dân tộc háo hức tham gia 1 phiên chợ ở Đồng Văn |
Bức ảnh này chụp trên đường từ Dào San lên Sì Lờ Lầu thuộc vùng núi Lai Châu, con đường đèo uốn lượn chạy qua những thửa ruộng bậc thang trong mùa nước đổ nước.
Những vẻ đẹp hoang sơ kèm theo những thử thách không hề nhỏ với người dân địa phương và du khách trên đường đi.
Chặng đường chinh phục đèo hiểm trở với nhiều cung bậc cảm xúc, cảnh vật biến hóa khôn lường luôn thôi thúc ước mơ được một lần đặt chân đến của nhiều người.
Những hình ảnh bình dị trên cung đường khám phá Tây Bắc.
Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia.
Những buổi sáng yên bình bên bếp lửa vào buổi sớm ở 1 điểm trường, không khí trong lành mát lạnh là một trong những khoảng thời gian thư thái nhất với những người thích đi du lịchbụi.
Mỏm Tu Vực cũng là một địa điểm thu hút những người đam mê mạo hiểm để chụp ảnh. Dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là đường đi Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Trung Quốc.
Trồng tam giác mạch là chủ trương của các xã Tây Bắc nhằm thúc đẩy du lịch địa phương và tăng thu nhập cho bà con dân tộc. Với những nương ruộng hoa bạt ngàn vào vụ, nơi đây đang là địa điểm thu hút lượng lớn du khách thập phương đến tham quan.
Đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 – 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cm để làm trong 11 tháng.
Chén rượu Ngô cay nồng với đặc sản Thắng Cố là những sản vật không thể thiếu được với những người dân mến khách nơi đây.