Thành cổ Lệ Giang nằm ở huyện tự trị Na-xi Lệ Giang tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc, bắt đầu được xây dựng vào cuối thời nhà Tống đầu thời nhà Nguyên . Thành cổ này nằm trên cao nguyên Quý châu, có độ cao hơn 2400 mét so với mặt biển, với diện tích rộng 3, 8 Km vuông, từ xưa đã là chợ và trấn quan trọng nổi tiếng gần xa. Hiện nay, thành cổ này có hơn 6200 hộ gia đình, hơn 25 nghìn dân. Trong đó, người dân tộc Na-xi chiếm tuyệt đại đa số dân cư ở đây, 30 phần trăm người dân ở đây vẫn làm các nghề thủ công như làm đồ dùng bằng đồng bằng bạc, nghề thuộc da và lông thú, dệt, cất rượu và buôn bán. Lệ Giang là một thành phố cổ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam Trung quốc, trên độ cao 2700 mét so với mực nước biển. Nơi đây được coi là một Venice thứ hai của thế giới bởi vẻ đẹp tráng lệ và cổ kính đậm nét châu Á.
Tham gia chuyến du lịch đến thành phố cổ Lệ giang, khách du lịch sẽ được thưởng thức nét văn hóa độc đáo trong những câu hát đối của người dân tộc Naci khi ánh đèn lồng được thắp sáng trong đêm, chiêm ngưỡng dãy núi tuyết Ngọc Long được bao phủ bởi lớp băng trắng xoá. Theo giới chuyên gia đánh giá, núi tuyết Ngọc Long là cả một bảo tàng băng và kho tàng thực vật.
Thành cổ Lệ Giang là toà thành cổ tiêu biểu nhất được xây dựng từ cuối đời Nam Tống, cách nay hơn 800 năm lịch sử, mang đậm bản sắc dân tộc và được bảo tồn nhất Trung quốc. Lưng của thành tựa vào núi, mặt quay ra hồ nước. Nghe tên Lệ Giang, ai cũng ngỡ rằng đó sẽ là một con sông, nhưng thực tế không phải là một con sông nào, đó chỉ là những hệ thống kênh suối chạy quanh các dãy phố. Nước suối chảy từ núi tuyết Ngọc Long nên trong vắt đến lạ kỳ và làm mê mẫn đàn cá vàng quấn quýt bơi ngược dòng. Thành cổ như càng cổ kính hơn với 300 cây cầu đá cong cong bắc ngang qua những bờ kênh, những ngôi nhà gỗ lợp ngói đỏ, những con đường đá sạch bóng, những dãy nhà hàng có dây leo hồng lắt lẻo hoa, những dãy đèn lồng đỏ treo cao, những dãy hàng lưu niệm, những quán cà phê phong cách. Tất cả tạo nên một Lệ Giang cổ kính đến lạ kỳ, đích thực được xem như “Thành phố Venice của Phương Đông”.
Cách thành cổ Lệ Giang 20km về phía Tây Bắc là dãy núi Tuyết Ngọc Long với 12 ngọn núi. Ngọn núi chính cao 5.596 mét so với mực nước biển. Toàn bộ dãy núi này quanh năm tuyết phủ, du khách sẽ kinh ngạc thực sự trước vẻ đẹp hùng vĩ, đứng sừng sững giữa trời xanh, giống như một con bạch tuộc đang bơi trên sông Hằng nên nó có tên Ngọc Long. Từ độ cao 1000m bên bờ Kim Sa Giang, leo lên du khách sẽ bắt gặp những thảm thực vật của Á nhiệt đới và hàn đới. Những cây tùng, bách, vân xam, hồng xam, những giống hoa quý như sơn trà, bách hợp, báo xuân, mộc lan, các loại dược liệu quý hiếm như Đông trùng hạ thảo, tuyết trà, tuyết liên, ma hoàng, mộc hương. Từ 4500m trở lên là khu vực băng tuyết vĩnh cửu. Có thể nói núi tuyết Ngọc Long thực sự là một kho báu, trở thành một trong những khu bảo tồn của tỉnh Vân Nam.
Đến Lệ Giang, nếu khách du lịch chưa thả mình vào không gian hè phố thì đích thực chưa phải đến Lệ Giang, hãy thưởng thức hương vị vỉa hè của những quán ăn bếp lửa xì xèo tiếng dầu mỡ, những quầy hàng bán bánh tấp nập, những ly nước giải khát mát rượi của bà cụ ven đường. Những ông già trầm tư đánh cờ hay đọc sách sưởi nắng trên những chiếc ghế gỗ kê dọc bờ kênh, những anh chàng hippy tóc dài bụi bặm ngồi uống trà trên những tấm lông thú hay những sinh viên mỹ thuật say sưa bên giá vẽ. Tất cả những hình ảnh đó có lẽ cũng đã gây mê mẩn lòng du khách, hứa hẹn một ngày được trở về với thành cổ Lệ Giang.
Các phố xá trong thành cổ Lệ Giang đều giáp núi gần sông, dải đá màu đỏ, mùa mưa không ̣ lầy lội, mùa khô không bụi bặm, những hoa văn trên mặt đá nền đường trông tự nhiên và thanh nhã, rất hài hòa với môi trường của cả thành cổ này. Phố Tứ phương ở trung tâm thành cổ là phố cổ tiêu biểu của thành cổ Lệ Giang.
Trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành Lệ Giang, xây 354 chiếc cầu, khiến mật độ bình quân cứ một mét Km vuông ̀ có 93 chiếc. Hình dáng của rầm cầu rất đa dạng, những chiếc cầu nổi tiếng là cầu Tỏa Thúy, cầu Đại Thạch, cầu Nam Môn, cầu Mã Yên, cầu Nhân Thọ, đều được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh . Trong đó cầu Đại Thạch cách phố Tứ Phương 100 mét là đặc sắc nhất.
Phủ họ Mộc trong thành Lệ Giang vốn là dinh thự họ Mộc thủ lĩnh thế tập của Lệ Giang, dinh thự được xây dựng vào thời nhà Nguyên < 1271 –1368 công nguyên >, năm 1998 sau khi được xây dựng lại, dinh thự này trở thành viện bảo tàng của thành cổ. Dinh thự họ Mộc rộng 46 mẫu, trong dinh thự có 162 gian nhà lớn nhỏ. Trong dinh thự treo 11 tấm biển do các đời vua ban tặng, phản ánh lịch sử hưng thịnh của gia tộc họ Mộc.
Ngôi lầu Ngũ Phượng của chùa Phúc Quốc được xây dựng vào năm thứ 29 Vạn Lịch đời nhà Minh , lầu này cao 20 mét. Do hình dáng bên ngoài của nó trông như năm con phượng hoàng từ xa bay đến, cho nên được gọi là “lầu Ngũ Phượng”, trên trần nhà trong lầu vẽ nhiều đồ án tinh sảo đẹp mắt. Lầu Ngũ Phượng đã tập hợp phong cách kiến trúc của các dân tộc Hán, Tạng và Na-xi, là của cải quý hiếm, tiêu biểu điển hình trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
Cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa cách thành cổ Lệ Giang 8 Km về phía Bắc, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của khu vực Lệ Giang thời nhà Tống đến thời nhà Nguyên . Cụm kiến trúc này phân bố trên trục chính của tuyến từ nam đến bắc, trung tâm là quảng trường hình thang, một dòng suối từ phía bắc chảy qua quảng trường, bốn đường phố từ quảng trường tỏa ra bốn phương, mang đậm phong cách của địa phương. Sự hình thành và phát triển của cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa đã đặt nền tảng cho bố cục của thành cổ Lệ Giang.
Cụm kiến trúc nhà ở tại Thúc Hà cách thành cổ Lệ Giang bốn Km về phía tây bắc, thị trấn nhỏ bên cạnh thành cổ, những ngôi nhà của cụm kiến trúc này cao thấp khác nhau, bố cục của nó giống phố Tứ Phương. Dòng sông Thanh Long chảy xuyên qua giữa cụm kiến trúc này, cầu Thanh Long xây vào thời nhà Nguyên < 1368 –1644 công nguyên> bắc qua sông, cầu Thanh Long là cây cầu lớn nhất trong địa phận Lệ Giang.
Thành cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời, chất phác tự nhiên. Bố cục của thành cổ này nhấp nhô ngay ngắn, vừa mang bộ mặt của thành phố núi, lại có dáng dấp của thị trấn nhiều hồ ao. Cư dân Lệ Giang hoà nhập tinh hoa của các dân tộc Hán, Bạch, Di, Tạng, lại mang phong cách độc đáo của dân tộc Na-xi, là di sản quan trọng và hiếm hoi để nghiên cứu lịch sử kiến trúc và lịch sử văn hóa của Trung Quốc. Thành cổ Lệ Giang bao dung nền văn hóa truyền thống dân tộc phong phú, tập trung thể hiện sự hưng thịnh và phát triển của dân tộc Na-xi, là tài liệu lịch sử quan trọng để nghiên cứu sự phát triển của văn hóa loài người.
Thành cổ Lệ Giang là một thành phố lịch sử văn hóa nổi tiếng có giá trị tổng hợp và giá trị chỉnh thể tương đối cao, thành cổ tập trung thể hiện nền văn hóa và lịch sử của bản xứ cũng như phong cách tập tục của dân tộc, thể hiện đặc trưng bản chất tiến bộ xã hội hồi bấy giờ. Không gian thành phố như lưu động, hệ thống sông ngòi tràn đầy sức sống, cụm kiến trúc có phong cách thống nhất, kiến trúc nhà ở có kích thước phù hợp, môi trường không gian gần gũi dễ chịu và nội dung nghệ thuật dân tộc mang phong cách độc đáo, đã khiến thành cổ Lệ Giang trở thành thành phố lịch sử văn hóa nổi tiếng. Đặc trưng đáng quý của kiến trúc thành cổ ở chỗ tôn sùng vẻ tự nhiên, yêu cầu hiệu quả thực tế, thích ngay thẳng, sành về bao dung đã càng thể hiện tinh thần sáng tạo và ý nghĩa tiến bộ của loài người vốn có trong kiến trúc đô thị trước điều kiện lịch sử đặc biệt. Thành cổ Lệ Giang là nơi cư trú tập trung truyền thống của các dân tộc thiểu số mang ý nghĩa quan trọng. Sự tồn tại của thành cổ này sẽ cung cấp tài liệu lịch sử quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc thành phố của loài người cũng như lịch sử phát triển dân tộc của loài người, là di sản văn hóa quý giá, là kho tàng rạng rỡ của Trung Quốc thậm chí của thế giới, phù hợp với lý do gia nhập “Danh mục di sản thế giới”.
Thành cổ Lệ Giang vừa có vẻ đẹp thiên nhiên, lại có vẻ đẹp nhân công, là một khối thống nhất giữa nghệ thuật với kinh tế, thành cổ này được đưa vào danh mục “Di sản thế giới” tháng 12 năm 1997. Ủy ban Di sản thế giới đã có sự đánh giá rằng: thành cổ Lệ Giang đã dung hoà khéo léo giữa kinh tế và trọng điểm chiến lược với địa thế mấp mô, đã bảo tồn và tái hiện bộ mặt cổ xưa của thành cổ một cách chân thật và hoàn mỹ. Các kiến trúc của thành cổ Lệ Giang đã trải qua thử thách của vô số triều đại, trải qua nhiều cuộc bể dâu, đã dung hòa màu sắc văn hóa của các dân tộc cho nên nổi tiếng gần xa. Lệ Giang còn có hệ thống sông ngòi cổ xưa, chúng chạy ngang dọc qua thành cổ, thật là khéo léo và độc đáo, đến nay những sông ngòi này vẫn phát huy vai trò có hiệu quả.
Sưu tầm Internet