Cánh đồng chum – một di tích khảo cổ học nằm ở tỉnh Xianhuang, Lào là nơi tập hợp hàng ngàn chiếc chum đá lớn nằm rải rác tại chân dãy núi Trường Sơn.1 địa điểm để khám phá khi du lịch đến Lào.
Kích thước của các chum đá dao động khoảng từ 0,5 đến 3m, trọng lượng lên đến 6000 kg và có niên đại khoảng 1500 đến 2000 năm. Một nhóm những chum đá lớn nhất bao gồm khoảng 250 chiếc với kích thước khác nhau nằm ngay gần thị xã Phonsavan. Hiện nay, cánh đồng chum đang được Lào đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Các nhà khảo cổ học cho rằng các chum đá đã được người cổ đại sinh sống ở Đông Nam Á sử dụng từ cách đây 1500 đến 2000 năm, do những người thuộc nhóm Môn-Khmer mà nền văn hóa của họ ngày nay vẫn còn nhiều bí ẩn làm ra. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 năm trước Công nguyên – 800 năm sau Công nguyên.
Theo các nhà nhân chủng học và sử học, những chiếc chum đá này có thể được sử dụng làm bình đựng di cốt trong tang lễ hoặc để trữ nước.
Truyền thuyết Lào cho rằng trong cánh đồng chum này có người khổng lồ sinh sống. Một truyền thuyết khác lại kể rằng nhà vua Khun Chyn sau khi thành công trong cuộc chiến chống lại kẻ thù của mình đã ra lệnh làm các chum đá đựng rượu gạo khao quân.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Mỹ đã dùng bom hủy diệt các hang động và kể từ đó cánh đồng lưu giữ rất nhiều bom đạn chưa nổ. Sau chiến tranh, các nghiên cứu về cánh đồng chung trở nên hạn chế do nguy cơ bom nổ.
Nguồn: NB&CL