Thạch Lâm hay Rừng đá
Rừng đá Thạch Lâm là một khu rừng đá tự nhiên tại huyện tự trị dân tộc Di Thạch Lâm,tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cách Côn Minh 120 km. Diện tích hơn 40 vạn mẫu. Thạch Lâm là điển hình khu địa chất hình thành và biến hóa qua hàng tỷ năm và có địa mạo đặc biệt Carxtơ. Ngày 12 tháng 3 năm 2004, Thạch Lâm được các chuyên gia của tổ chức bình chọn địa chất thế giới thuộc UNESCO công nhận là Vườn địa chất thế giới. Năm 1984, Thạch Lâm được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn là Khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia. Theo truyền thuyết của dân tộc Di thì Thạch Lâm là đất tổ của dân tộc này. Phong cảnh chủ yếu của Thạch Lâm là: Rừng đá lớn nhỏ, Lý Tử Tinh Thạch Lâm, Động Chi Vân, Trường Hồ, Đại Điệp Thủy. Mỗi năm vào ngày 24/6 âm lịch là thời gian thăm quan Thạch Lâm lý tưởng nhất.
Vườn lựu vạn mẫu – Lầu Chu Tử
Vườn lựu vạn mẫu là điểm mẫu du lịch nông nghiệp của toàn quốc, là cứ địa cây quả Á nhiệt đới của toàn quốc. Đây là quê hương của cây lựu, Vườn lựu vạn Mẫu thuộc thị trấn Tân Yên Sở huyện Mông Tự. nằm tại hành lang kinh tế Côn Hà, cách trung tâm huyện 7km, là nơi du lịch sinh thái nông nghiệp nổi tiếng của tỉnh Vân Nam. Lịch sử trồng Cây lựu nơi đây đã có hơn 700 năm, những năm 80 của thế kỉ20, diện tích cây Lựu ở đây chỉ có khoảng2480 mẫu ,sau khi điều chỉnh kết cấu trồng trọt, vườn lựu phát triển nhanh chóng, nay có vườn lớn khoảng 4,3 nghìn mẫu liền nhau trở thành khu du lịch sinh thái nông nghiệp nổi tiếng.
“Lễ hội lựu Mông Tự” Trung Quốc mỗi năm tổ chức 1 lần, để quảng bá du lịch sinh thái vườn lựu, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan du lịch sinh thái nông nghiệp, vườn lựu Mông Tự đã trở thành một nhãn hiệu du lịch, trong vườn Lựu đã xây dựng Chu Tử Lầu, trung tâm tiếp đón khách du lịch, lầu tổng hợp, tháp chứa nước và 2 dải bia đá. Đường tham quan dài 10dặm,nơi vui chơi trên đập nước, sở nghiên cứu Lựu, cửa hiệu mua bán Lựu ,ngoài ra còn có nơi ăn món đặc sắc.
Nam Hồ
Nam hồ được gọi là: “Minh Châu Điện Nam”, con đê giữa hai bờ Nam hồ liền nam bắc nam hồ, đê đắp vào năm 1909. Là con đường từ trường trung học thứ nhất Mông Tự đến trường trung học thứ hai Mông Tự. Là nơi chia Nam hồ ra thành 2 nửa Đông Tây. Phía Đông ở giữatrường trung học thứ nhất Mông Tự và trường trung học thứ hai Mông Tự. gọi là Biển Học. Phía Tây là khu chính của Nam Hồ.
Biển Học có đình sáu góc gọi là Đình Doanh Châu, Đình Doanh Châu cùng với 3 ngọn đồi nhỏ và bể vuông nối liền giữa đình và núi ở phía Nam đã tạo thành cảnh đẹp “Tam Sơn Dục Tú”. Tam Sơn Dục Tú là tượng chưng cho đỉnh cao của văn học Mông Tự, đồng thời cũng là chứng kiến của lịch sử Mông Tự và Nam Hồ 400 năm trở lại nay.
Đình Doanh Châu có kết cấu gỗ Mái Đình 3 lớp, cao 21,4m ,cấu tạo cân đối mà thanh thoát, là kiệt tác kiến trúc Lâm Viên từ thời đại Thanh, đã được chọn lọc vòa sách <<Toàn Tập Mỹ Thuật Trung Quốc – Quyển Kiến Trúc Lâm Viên>> và từ điển danh lam thắng cảnh Trung Quốc.
Hiệu Tây Kha Lư Sĩ
Hiệu Ka Lư Sĩ là những hiệu người nước ngoài mở tại Mông Tự lâu dài nhất , Có ảnh hưởng rất lớn ,diện tíchkhoảng 5,5ha. Khai trương từ năm 1905 đến 1940khi Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam. Sau khi tuyến đường sắt Điện Việt bị hủy ngừng doanh nghiệp. Kha Lư Sĩ là người Hy Lạp, trước chỉ là một người buôn nhỏ, sau đó anh em góp vốn 50 nghìn bạc ,tại Mông Tự xây dựng nhà 2 tầng theo phong cách Phương Tây. Kinh doanh ngũ kim bách hoá và thực phẩm,ngoài ra còn có hơn 10 gian phòng nghỉ.Năm 1938 ,học viện Văn Pháp trường đại học liên hợp tây nam thuê hiệu Kha Lư Sĩ làm trường học.
Cha Ni Bì
Cha Ni Bì là nơi đốt lên ngọn lửa cách mạng chủ nghĩa dân chủ đầu tiên trong tỉnh Vân Nam,dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.Là nơi Đảng cộng sản Vân Nam mở khóa họp lần thứ nhất.
Cha Ni Bì nằm ở trấn Chỉ Thôn huyện Mông Tự ,nơi đây là khu đồi núi, vì sinh sản Chỉ Lan mà được tên Chỉ Thôn, Cha ni Bì theo tiếng dân tộc Di có nghĩa là:”nơi không có người để ý tới”. Nơi đây cách Ga Bích Sắc và đường sắt Điện Việt không xa. Ga Trại Bích Sắc là bến ga phồn hoa nhất của hai tuyến đường sắt , nơi đây là chốt trung chuyển của 2 đường ray, tập trung rất đông công nhân đường sắt. Nhiều khi có tới gần 2000 công nhân đường sắt làm việc tại nơi đây.
Sưu tầm Internet