Với chiều cao 92 mét và chiều dài 626 mét, cây cầu cạn bắc qua thung lũng Kinzua ở tiểu bang Pennsylvania (Hoa Kì) được xem là một kì quan thứ 8 của thế giới vào những năm 1882.
Sau hàng thế kỷ, giờ đây cây cầu hùng vĩ này đã được xây dựng lại nhằm làm điểm du lịch, nơi đi bộ trên không cho biết bao du khách gần xa.
Với thiết kế ban đầu bằng sắt, cây cầu cạn Kinzua được xem là cây cầu cạn cao nhất và dài nhất tại thời điểm nó được xây dựng với chiều cao 92 mét và 626 mét. Sau này vào năm 1900 cây cầu này được xây dựng lại với chất liệu thép và trong suốt một thế kỉ nó trở nên chắc chắn hơn cho tới khi bị cơn lốc xoáy năm 2003 phá hủy đi một phần công trình kiên cố này.
Thời gian gần đây, cây cầu cạn đã được tái thiết lại và trở thành một trong những quang cảnh hùng vĩ dành cho các du khách muốn tận hưởng cảm giác như đang bay trên không trung. Với thiết kế của các tấm kính dọc các khu sàn bằng gỗ nhằm tạo cảm giác thật cho du khách như đang lơ lửng trong không khí với các hình ảnh của thung lũng nằm bên dưới.
Ông Richard J. Allan thuộc Cục Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên cho biết: “Chúng tôi rất vui vì các du khách có thể trải nghiệm theo cách mới những gì cây cầu này đã từng mang tới và cũng cảm giác được sức mạnh của các lực lượng tự nhiên”.
Được biết cây cầu Kinzua Viaduct đã được xây dựng tại khu rừng quốc gia Allegheny phía Tây Bắc Pennsylvania vào năm 1882 với mục đích ban đầu là tạo tuyến đi nhanh nhất cho các tàu chở than và gỗ đến thị trường nhanh hơn. Khi đó Ông Thomas L. Kane, chủ tịch của tuyến đường sắt New York, Lake Erie và tuyến đường sắt phía Tây cần tìm một tuyến đường chính ở Pennsylvania từ Nam Bradford tới các cánh đồng than ở cục Elk. Cách nhanh nhất để làm điều này là xây một cây cầu bắc ngang thung lũng Kinzua.
Những hình ảnh về cây cầu cạn Kinzua.
Một nhóm thợ gồm 40 người, làm việc trong vòng 94 ngày để hoàn thành cây cầu này trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. Ban đầu cây cầu cạn này được sử dụng làm tuyến giao thông đường sắt thương mại trong 6 ngày của tuần, những ngày chủ nhật, cây cầu này khá đông đúc với khách thập phương từ khắp mọi nơi tới đây để trải nghiệm con đường trên không. Những tàu du lịch từ những nơi xa xôi như Buffalo, New York, và Pittsburgh thường tới đây chỉ để băng qua cây cầu.
Một hình ảnh của cây cầu vào năm 2002.
Linda Devlin, giám đốc điều hành cục du khách rừng quốc gia Allegheny kể lại: “Thời đó không có máy bay, vì vậy bất kì ai muốn trải nghiệm cảm giác như đang bay, họ lại bắt một chuyến tàu đi qua Kinzua vào chủ nhật, cây cầu này từng nổi tiếng trên thế giới.
Vào năm 1900, cây cầu đã được một kiến trúc sư người Pháp là Octave Chanute thiết kế lại. Lần này ông ấy đã sử dụng vật liệu bằng thép để xây dựng lại cây cầu. Từ vật liệu này cho phép các tàu có tải trọng lớn hơn đi qua. Khi cây cầu được hoàn thiện Chanute đã từng nói nó sẽ đứng vững trong vòng 100 năm. Tuy nhiên những mong ước của ông đã vượt quá 3 năm.
Vào tháng 6 năm 2003, một cơn sóng thần với vận tốc 40 km/giờ quét qua đã làm cho cây cầu bị hư hại trầm trọng. Nhưng may mắn là không có thiệt hại gì về người. Cây cầu này đã được dùng làm mục đích thương mại cho đến năm 1959 thì nó được bán cho tiểu bang Pennsylvania.
Những hình ảnh ban đầu của cây cầu Kinzua
Vào năm 1963, cây cầu đã trở thành điểm trung tâm của công viên quốc gia Kinzua Bridge rộng chừng 329 mẫu Anh. Ngày nay tuyến đường đi bộ trên không đã được sửa chữa và đã được lắp đặt thêm kính khá vững chắc nhằm làm cho cho du khách nhìn trực tiếp khung cảnh bên dưới tạo cảm giác như đang bay giữa không trung”.
Nguồn: Nguoiduatin