11. Ruộng bậc thang ở Luzon, Philippines
Phía bờ bắc của đảo Luzon thuộc Philippines có những con dốc thuộc dãy núi Cordilleras đã được cải tạo thành ruộng bậc thang kéo dài lên độ cao hàng trăm mét uống lượn theo sườn núi như dải lụa khổng lồ. Đây là khu ruộng bậc thang đã trở thành một phần của hệ thống rừng, nguồn nước và người lao động tồn tại qua hai nghìn năm. Nếu bạn muốn ngắm nhìn những phong cảnh ấn tượng trước khi nó có nguy cơ biến mất thì hãy chuẩn bị cho chuyến đi.
12. Đảo Galapagos, Ecuador
Những con chim họ sẻ tại Galapagos từng cung cấp những chứng cứ cho Charles Darwin trong việc hoàn thiện học thuyết của ông về tiến hoá. Ngày nay loài sẻ này được cho là chỉ còn chưa đến 100 cá thể. Đó là chưa kể rất nhiều loài bị giết vì các phương tiện giao thông bởi số lượng người nhập cư ngày càng đông lên đảo để phục vụ cho du lịch. Các loài sống dưới nước cũng bị đe doạ bởi những con tàu và du thuyền qua lại với mật độ lớn. Ô nhiễm và việc tận thu nguồn tài nguyên đang là vấn đề cần giải quyết của các nhà cầm quyền.
13. Hasankeyf, Thổ Nhĩ Kỳ
Đập Ilisu trên dòng sông Tigris ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014. Khi mặt hồ do con đập tạo nên được dâng đầy trong 3 năm tới, nó sẽ nhấn chìm thành phố cổ Hasankeyf, một trong những bảo tàng ngoài trời gợi lại hình ảnh đầu tiên của nền văn minh loài người.
14. Cung đường Nazca, Peru
Nằm dọc theo những triền cát của sa mạc miền Nam Peru, cung đường cổ này làm liên tưởng đến lịch sử tiền Columbian. Trên đường, du khách sẽ có thể gặp hơn 70 khối điêu khắc hình chim, cá, khỉ hay người. Hiện tại có khá nhiều con đường giao thông đang được xây dọc theo lối mòn này. Những chiếc xe bốn bánh đưa khách du lịch đi qua con đường hoặc hạ trại để chiêm ngưỡng di chỉ còn sót lại của một thời huy hoàng.
15. Lhasa, Tây Tạng
Những con đường nhựa và đường sắt cao nhất thế giới được xây dựng và làn sóng người Hán di cư đến kinh doanh và các mục đích khác đang dần thay đổi bộ mặt Tây Tạng. Tính cách riêng của Tây Tạng đang dần bị đánh mất, trẻ em ít được dạy tiếng Tạng, cảnh sát tuần tra hiện diện ở nhiều nơi, tu viện hoạt động theo hệ thống được quy định mới khác hẳn truyền thống vốn có.
16. Machu Picchu, Peru
Nằm giữa muôn trùng những ngọn núi, di chỉ cổ của người Inca chỉ giới hạn 2500 du khách mỗi ngày. Những con đường xưa đang bị xói mòn và hiện tượng lở đất đe doạ sự tồn tại bền vững của cả khu vực. Số lượng người đổ về để làm việc phục vụ cho ngành du lịch cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm cho khu vực.
17. Bagan, Myanmar
Vùng đất của hơn 13000 đền, chùa, bảo tháp, kiến trúc tôn giáo được xây từ thế kỷ 11-13 dọc theo dòng sông Irrawaddy. Những trận động đất trước đây đã làm hư hại một số lượng không nhỏ đền đài tại Bagan. Sau sự thay đổi về chính trị cùng chính sách cởi mở hơn, chính phủ đã bắt đầu cấp phép cho những dự án xây dựng. Khách du lịch cũng bắt đầu đến Bagan ngày một nhiều và kéo theo các phương tiện giao thông phục vụ cho họ. Đây là một trong số nhiều những lý do góp phần cho sự thay đổi hình thái đô thị cổ vốn rất thanh bình này.
18. Kathmandu, Nepal
Thủ đô của Nepal vốn rất quyến rũ và duyên dáng nằm nép mình dưới thung lũng Kathmandu. Trong những năm qua, khách du lịch chọn Nepal làm nơi bắt đầu cho hành trình lên cao hơn trên dãy Himalaya ngày một đông. Không những thế thủ đô còn là nơi toạ lạc của nhiều công trình kiến trúc điêu khắc tôn giáo ấn tượng như Durbar Square, Boudhanath Buddhist Temple. Những ngôi đền tháp nay như hòn đảo lạc lõng giữa “rừng” bê tông và các con đường chằng chịt. Nền văn hoá bản địa và gương mặt đô thị của thành phố đang có chiều hướng thay đổi một cách mạnh mẽ.
19. Nomads, Mông Cổ
Việc chăn thả gia súc và nuôi ngựa trên những thảo nguyên bao la là một trong những lối sống du mục hiếm còn lại trên thế giới. Tuy vậy cuộc sống của những người Mông Cổ đang thay đổi nhanh chóng vì dân số, kinh tế, khí hậu thay đổi và nhiều nơi bị sa mạc hoá. Hàng nghìn người chăn thả gia súc đã chuyển về sinh sống trong các thành phố và thị trấn. Cùng với đó là nền văn hoá bản địa truyền thống đã bị thất truyền khá nhiều các tập tục.
20. Chợ cá Tsukiji, Nhật Bản
Chợ cá lớn nhất thế giới nằm ở Tokyo mang tên Tsukiji nổi tiếng với những cuộc đấu giá đặc biệt là cá ngừ. Chợ có kích thước khoảng 43 sân bóng đá và đang được lên kế hoạch để di dời về một địa điểm mới đạt tiêu chuẩn về bảo bệ môi trường. Điều này có nghĩa là ngôi chợ truyền thống tại địa điểm ngày nay sẽ không còn. Tuy vậy, ngôi chợ mới dự kiến vẫn sẽ cho phép khách du lịch có thể trải nghiệm đầy đủ không khí mua bán sôi động.
Nguồn dulich.vnexpress.net