Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Phân chia hành chính: có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 17 phường và 119 xã.
Diện tích địa lý: 3.377,0 km²
Dân số 2011 tổng cộng: 1.673.200 người
Mật độ: 495 người/km²
Vườn hoa Tân Quy Đông
Khi cánh én bay về báo hiệu mùa xuân đã đến, cũng là lúc vườn hoa Tân Quy Đông vào hội. Từng đoàn tàu, xe tấp lập đổ về. Đủ các loài hoa, kiểng khoe sắc hối hả theo nhau chảy về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn để khoe sắc, khoe màu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đến với làng hoa Sa Đéc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo”.
Khách du lịch có thể thấy ở đây các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, cau, sung, si, mai… qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa, với tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí, có hình dáng đẹp, lạ.
Ở vườn hoa này, dù bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng được ngắm thỏa thích cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hương thơm. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng Gờ – rơ – da màu tím sen; hồng Cơ – lê – ô – bát màu hồng phấn; hồng Cô – kết màu gạch tôm, hồng Bờ – ri – đích – bạt – đo màu gạch tôm đậm; hồng Phọt – ti – ni trong đỏ ngoài vàng; hồng Ê – li – da – bét phơn phớt; hồng Mác – ca – ra màu cam; hồng Mét sai màu trắng; hồng Công – phi – đan màu vàng hột gà…
Hoa kiểng không chỉ cho màu sắc, hưng thơm mà còn dùng để trang trí nội thất, tạo cảnh quan cho công viên, cơ quan, công sở, công trình văn hoá, nhà ở. Vườn hoa Tân Quy Đông, một trong những điểm du lịch hấp dẫn, chắc chắn sẽ làm thoả lòng du khách khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng.
Vườn cò Tháp Mười
Tới đây du khách sẽ nhìn thấy hàng ngàn con cò đậu trên các cây trắng rợp cả một vùng trời. Vào những buổi chiều tà, hàng hàng lớp lớp cánh cò chao liệng trên không trước khi về tổ.
Làng hoa kiểng Sa Đéc
Làng hoa kiểng Sa Đéc – một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, rộng khoảng 60ha với 600 hộ và 3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh.
Khi cánh én bay về báo hiệu mùa xuân đã đến, cũng là lúc làng hoa kiểng Sa Đéc vào hội. Từng đoàn tàu, xe tấp nập đổ về. Đủ các loài hoa, kiểng khoe sắc hối hả theo nhau chảy về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn để khoe sắc, khoe màu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Khách du lịch có thể thấy, ở đây các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, cau, bùm sụm, sung, si, mai… qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa, với tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí, có hình dáng đẹp, lạ.
Ở làng hoa này – ngôi làng có 4 mùa Xuân, dù bất cứ tháng nào, trong năm du khách cũng được ngắm thỏa thích cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hương thơm. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng Gờ-rơ-da màu tím sen; hồng Cơ-lê-ô-bát màu hồng phấn; hồng Cô – kết màu gạch tôm, hồng Bờ-ri-đích-bạt-đo màu gạch tôm đậm; hồng Phọt-ti-ni trong đỏ ngoài vàng; hồng Ê-li-da-bét phơn phớt; hồng Mác-ca-ra màu cam; hồng Mét-sai màu trắng; hồng Công-phi-đan màu vàng hột gà…
Hoa kiểng không chỉ cho màu sắc, hương thơm mà còn dùng để trang trí nội thất, tạo cảnh quan cho công viên, cơ quan, công sở, công trình văn hoá, nhà ở. Ngoài ra một số loài có dược tính dùng để chữa bệnh.
Làng hoa kiểng Sa Đéc, một trong những điểm du lịch hấp dẫn, chắc chắn sẽ làm thoả lòng du khách khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng.
Xẻo Quýt – khu di tích lịch sử sinh thái rừng Tràm
Cách thị xã Cao Lãnh tỉnh Ðồng Tháp chừng 30km, theo quốc lộ 30, là một khu rừng tràm rộng hơn 20ha được tỉnh Ðồng Tháp quy hoạch, bảo tồn trở thành khu di tích cách mạng, trong khung cảnh thiên nhiên rừng tràm.
Nơi đây từng là căn cứ của cơ quan Tỉnh ủy Kiến Phong trong kháng chiến chống Mỹ (từ cuối năm 1959). Những khoảnh rừng tràm tự nhiên đã che chở cho cán bộ, chiến sỹ bám trụ tiến hành các hoạt động cách mạng đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Cũng như rừng tràm ở Ðồng Tháp Mười, ở U Minh thượng, U Minh hạ đã gắn liền với lịch sử hào hùng mở nước, giữ nước, mang đến vẻ đẹp hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay.
Ðến thăm rừng tràm vào mùa nước nổi, khách du lịch có dịp tham quan di tích bằng xuồng chèo tay mới thấy hết vẻ đẹp. Chiếc xuồng ba lá đưa khách du lịch len lỏi giữa các thân tràm bao bọc bằng nhiều lớp vỏ vàng ươm mỏng như tờ giấy cuốn thuốc lá, thở hít bầu không khí ẩm lạnh thơm mùi hoa, mùi nhựa tràm, nghe những âm thanh thiên nhiên vang trong tĩnh lặng. Nơi nào nước sâu dùng chèo, nước nông thì chống sào, đôi lúc phải bám gốc cây đẩy xuồng tiến về phía trước.
Cảnh rừng như bức tranh trôi êm ả. Độc đáo và khác lạ ở đây là trên các thân tràm có loài cây dây leo bòng bong đeo bám dày đặc làm tăng thêm độ che phủ phía dưới. Tiếng chim ngân nga, tiếng cá quẫy nước, tiếng reo thích thú của du khách. Thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Rừng tràm Xẻo Quýt tuy không lớn nhưng từ đây khách du lịch có cơ sở để liên tưởng đến hình ảnh những khu rừng tràm rộng lớn nổi tiếng ở Ðồng Tháp Mười.
Xẻo Quýt – một căn cứ nằm giữa dày đặc đồn bốt địch, bom đạn ác liệt trong những trận càn nhưng vẫn đứng vững giữa lòng dân chỉ với những căn nhà hầm, công sự, hầm bí mật… rất đơn sơ như nó vốn có. Du khách có dịp hiểu thêm khung cảnh thực của cuộc sống khắc nghiệt thời chống Mỹ – dấu ấn về cuộc chiến tranh ác liệt.
Khu di tích Gò Tháp
Các di tích trong Gò Tháp mang nhiều giá trị văn hoá – lịch sử. Tháp Cổ Tự cách gò Tháp Mười 100m về phía bắc, tương truyền có từ thời Thiệu Trị (1841 – 1847), trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Qua khỏi chùa là đến khu căn cứ Ðồng Tháp Mười của cụ Ðốc Bình Kiều trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mộ và đền thờ cụ còn ở nơi đây. Ði tiếp là đến miếu Bà Chúa Xứ, gò Minh Sư. Hàng năm, khách thập phương kéo về dự lễ vía Bà rất đông. Gò Tháp Mười cách đây khoảng 2000 năm là nơi sinh sống của các cư dân cổ. Tại đây, giới khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di vật văn hóa cổ, đặc biệt là các di vật văn hóa thuộc nền văn minh Óc Eo. Di tích gò Tháp Mười trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ là căn cứ của các cơ quan ở Nam Bộ.
Với giá trị văn hóa lịch sử phong phú, di tích Gò Tháp đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng và trong tương lai sẽ được phát triển thành khu du lịch hấp dẫn của vùng Ðồng Tháp.
Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá -Thông tin xếp hạng ngày 09/4/1992.
Toàn bộ khu di tích rộng 3,6ha, chia làm hai cụm kiến trúc: mộ và nhà lưu niệm cụ Phó bảng; nhà sàn và ao cá Bác Hồ, mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác ở Hà Nội. Đối diện với cổng vào là lăng mộ cụ Phó bảng, mái hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng – biểu tượng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Trong nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Sắc sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ.
Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.
Hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Vườn quốc gia Tràm Chim
nước, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ – một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Sếu to cao trên 1,7m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh rộng.
Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này. Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng được thành lập từ tháng 3/2003. Tại đây có 15 loài chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như: trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, vịt trời, diệc, điên điển…, nhiều hơn hết vẫn loài cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười. Lúc bình minh hay hoàng hôn, rừng tràm Gáo Giồng sống động, nhộn nhịp hẳn lên với tiếng chim gọi đàn và từng đàn cò trắng từ bốn phương trở về tổ. Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng đàn cò trắng cần mẫn kiếm mồi tạo nên một cảnh đẹp ngoạn mục. Các lung sen – nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây vui múa, nhộn nhịp suốt ngày. Trên bãi ăn của trích, hàng nghìn con dạn dĩ, mồng đỏ ối trên bộ lông xanh lam thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng chúng cất tiếng gáy hay “trình diễn” những vũ điệu tuyệt đẹp.
Trước khi vào thăm vườn chim, hướng dẫn viên sẽ phát cho du khách ống nhòm và mời lên đài quan sát cao 18m. Từ đây, du khách có thể bao quát gần như toàn bộ vườn chim. Sau đó, đội xuồng chèo tay đưa du khách tiếp cận khu vườn chim. Tới vườn chim bạn sẽ thấy nhiều loài chim trước mắt du khách, một cảm giác bạn được hòa quyện với thiên nhiên.
Gáo Giồng chia thành 4 khu với trên 70km kênh phân lô, 20km đê bao khép kín. Đây là vựa cá nước ngọt lớn vào bậc nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười. Sản lượng cá tự nhiên khai thác hằng năm hơn 30 tấn, nhiều nhất là cá lóc, cá rô, cá thát lát. Với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú nên rất nhiều loài chim nước đã khéo chọn đây làm nơi sinh sống, quần tụ.
Tại đây có loài rau đồng vượt nước như bông điên điển, bông súng, rau dừa, rau mát tạo nên một khung cảnh khá hấp dẫn du khách. Vào mùa khô, nơi đây có thể tổ chức cắm trại dưới những tán rừng tràm, tham quan các sân chim hoặc câu cá. Du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản truyền thống của vùng Đồng Tháp Mười như cá lóc nướng gói với đọt sen, lá sâu nhái chấm với mắm me, rắn nướng mọi, cá linh nấu canh chua bông điên điển, mắm kho chấm với rau dừa, rau mát, bông súng và nhấm nháp rượu mật ong tràm tinh khiết.
Nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi cả bằng đường thuỷ và đường bộ nên số lượng khách du lịch đến với Gáo Giồng ngày càng tăng. Họ đến để tham quan và tận hưởng bầu không khí trong lành, yên tĩnh. Điều thú vị đối với bạn là có dịp ngồi trên những chiếc xuồng ba lá nhẹ êm len lỏi giữa các con rạch hay nằm trên võng đung đưa dưới tán lá tràm mát rượi.
Sưu tầm Internet