Đoàn CaravanVN chuẩn bị ra khỏi địa phận Hà Giang để về Lào Cai. Vẫn còn những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn tầm mắt đã, đang và sắp chín. Chia tay Ruộng Bậc Thang Hoàng Su Phì, ngày mai ta cùng đến Ruộng Bậc Thang Ý Tý nhé.
NGÀY 05 (14/09/2020, thứ hai): HÀ GIANG – HOÀNG SU PHÌ – BẮC HÀ – LÀO CAI
1. Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng, được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nằm trên độ cao 1.500 và được núi rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm.
2. Sa Pa
Sa Pa là một thị trấn vùng cao, khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1.500 đến 1.650m, thị trấn này có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm, một ngày có đủ bốn mùa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C, nhiệt độ cao nhất mùa hè là 25 độ C, mùa đông có thể dưới 0 độ C và có tuyết rơi.
3. Phia Oắc
Nằm trên độ cao gần 2.000m, đỉnh Phia Oắc, Cao Bằng hoang sơ được ví như một “tiên cảnh” dành cho những người ưa du lịch khám phá. Nhiệt độ trung bình năm ở nơi đây luôn dưới 15 độ C, do độ ẩm cao nên mây mù thường xuyên bao phủ và vào mùa đông xuất hiện băng tuyết.
Ngoài ra, ẩn trong các khu rừng rậm ở Phia Oắc là hàng chục ngôi biệt thự cổ hoang phế, được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
4. Tam Đảo
Thị trấn Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) được chính quyền thực dân Pháp xây dựng trên dãy núi Tam Đảo để làm nơi nghỉ dưỡng từ đầu thế kỷ 20. Nằm trên độ cao 900 m, đây là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, với 4 mùa trong một ngày.
Gần thị trấn du lịch nổi tiếng ở miền Bắc này là những danh thắng nổi tiếng như chùa Tây Thiên và đền Tây Thiên, vườn quốc gia Tam Đảo.
5. Mẫu Sơn
Mẫu Sơn là vùng núi cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, độ cao trung bình khoảng 1.000 m so với mực nước biển. Đây là nơi nổi tiếng với cảnh quan đẹp và các sản vật như chè tuyết sơn, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay…
Nhiệt độ trung bình ở vùng núi này là 15,5°C, về mùa đông xuống tới nhiệt độ âm, thường xuyên có băng giá và có thể có tuyết rơi. Khu du lịch Mẫu Sơn rộng khoảng 20 ha, có đầy đủ các tiện nghi để phục vụ khách du lịch.
6. Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới.
Với rất nhiều khung cảnh đẹp của các đồi chè, nông trường, rừng núi và sông suối… đây là “địa chỉ đỏ” dành cho dân “phượt” cũng như những người mê nhiếp ảnh ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam
7. Ba Vì
Cách trung tâm Hà Nội 50 km, vườn quốc gia Ba Vì chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam của dãy núi Ba Vì với đỉnh Tản Viên cao 1.296m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120m.
Từ đầu thế kỷ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Đây vừa là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng, vừa là nơi dành cho những người thích khám phá vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
8. Đồng Văn
Nằm ở độ cao hơn 1.000m, cao nguyên Đồng Văn nằm ở tỉnh Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam. Cao nguyên này đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vì những điểm độc đáo trong cấu tạo địa chất.
Đối với khách du lịch, đây là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, khí hậu luôn ôn hòa mát mẻ và chưa bị thương mại hóa, rất phù hợp cho những chuyến “phượt” dài ngày.
9. Bạch Mã
Dãy núi Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) chắc chắn là một trong những nơi nghỉ dưỡng có khí hậu dễ chịu nhất trên các vùng cao của Đông Dương. Nằm ở độ cao gần 1.500m, lại gần biển, nhiệt độ ở Bạch Mã không bao giờ thấp hơn 4 độ C vào mùa đông và vượt quá 26 độ C vào mùa hè.
Khu nghỉ dưỡng trên ngọn núi này đã được người Pháp xây dựng từ thập niên 1930.
10. Bà Nà
Cùng với Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, Bà Nà là một trong những ngọn núi đẹp nhất Đà Nẵng. Rặng núi này có chế độ khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-20 độ C, cao nhất chỉ đến 22 – 25 độ C, về đêm khoảng 15 – 17 độ C.
Khu nghỉ dưỡng ở Bà Nà đã được thiết lập từ đầu thế kỷ 20, nhưng bị lãng quên trong nửa thế kỷ do chiến tranh. Đến những năm 2000, Bà Nà mới được “đánh thức” trở lại để trở thành điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng của miền Trung.
Nguồn 24h.com.vn
Đánh giá tại buổi tổng kết dự án diễn ra ngày 21/5 tại Hà Nội, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch Hà Văn Siêu khẳng định kinh phí của dự án còn khiêm tốn, chỉ 400.000 euro song các hoạt động, mục tiêu của dự án đều đạt kết quả tốt, có sức lan tỏa trong cộng đồng và đặc biệt đã liên kết được với các dự án khác, nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc.
Thông qua dự án, một website du lịch cộng đồng kết nối các tỉnh Tây Bắc – diễn đàn để các địa phương trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch cũng như quảng bá hình ảnh du lịch – đã ra đời.
Các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế đã xây dựng sổ tay hướng dẫn quản lý, phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển dành cho các nhà quản lý, du khách; hướng dẫn phát triển nhãn du lịch xanh dành cho cửa hàng mua sắm, nhà hàng, điểm dừng chân và cơ sở lưu trú. Các tài liệu này là rất cần thiết cho Việt Nam trong quá trình phát triển du lịch.
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng Tây Ban Nha đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ về tổng thu nhập từ du lịch và đứng thứ tư trên thế giới về thu hút du khách quốc tế. Việt Nam sẽ học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của Tây Ban Nha để thu hút thêm nhiều du khách quốc tế trong thời gian tới.
Trong những năm qua, hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Tây Ban Nha đã có bước phát triển tích cực. Tuy lượng khách Tây Ban Nha đi du lịch Việt Nam chưa nhiều nhưng tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2012 đã có 31.305 lượt khách Tây Ban Nha đến du lịch tại Việt Nam. Trong bốn tháng đầu năm 2013, con số này là 7.243 lượt.
Tây Ban Nha cũng hỗ trợ tích cực cho du lịch Việt Nam thông qua các kênh dự án phát triển như : Dự án phổ biến Luật Du lịch, xây dựng chiến lược marketing du lịch Việt Nam, quy hoạch đảo Cát Bà, định hướng quản lý phát triển du lịch tại các di sản thế giới ở Việt Nam, quy hoạch du lịch thành phố Huế…
Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam Alfonso Tena cho biết Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ Việt Nam thực hiện dự án “Tăng cường năng lực ngành du lịch Việt Nam trong thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, tập trung vào chính sách có trách nhiệm với xã hội.” Thông qua dự án, Tây Ban Nha mong muốn hỗ trợ Việt Nam đạt được chất lượng, chuẩn mực quốc tế trong cung cấp dịch vụ, thu hút khách quốc tế./.
Theo: Vietnamplus
1. Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang)
Đây là cung đường chạy dài 20km uốn quanh đỉnh núi Mã Pí Lèng cao 2.000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.
Con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng có tên gọi là đường Hạnh Phúc, được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam xây dựng từ năm 1959 – 1965. Tại đoạn đường đèo, các nhân công đã phải treo mình trên dây giữa các vách đá để thi công trong suốt 11 tháng.
Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan. Đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.
2. Đèo Ô Quy Hồ
Với chiều dài gần 50km, đèo Ô Quy Hồ là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Đây cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.
Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.
Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết.
Trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.
3. Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648m. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa là nơi có khung cảnh đẹp mê hồn. Trên lưng chừng đèo thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.
4. Đèo Khau Phạ
Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Và cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.
Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.
Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín (tháng 9 – tháng 10). Khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp này.
Ngoài những thửa ruộng bậc thang trải dài miên man, nằm bên cung đường đèo quanh co của Khau Phạ còn cả những cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ, lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm.
Theo:VTV
Theo ông Trần Kim Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mèo Vạc, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết, chợ tình Khau Vai là phiên chợ “phong lưu” độc nhất vô nhị và đã trở thành huyền thoại đối với mỗi bà con các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Đây là ngày hội của những đôi trai gái yêu nhau nhưng với nhiều lý do mà họ không thể đến được với nhau. Đã thành giao ước, cứ vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm, họ sẽ tụ họp về đây để tìm lại người xưa, chia sẻ về những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Để giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống và quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người huyện Mèo Vạc, Tuần văn hóa du lịch Lễ hội chợ tình Khau Vai năm nay sẽ được Ủy ban Nhân dân huyện Mèo Vạc tổ chức diễn ra với các hoạt động phong phú, đặc sắc như: Hội thi người đẹp trình diễn trang phục dân tộc; Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô; Khai mạc Lễ hội chợ tình Khau Vai và chương trình nghệ thuật tái hiện lại câu chuyện tình huyền thoại, giới thiệu về Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Ngoài nghi thức dâng hương tại miếu Ông, mếu Bà, thăm quan bốt Pháp… khách du lịch đến với Tuần văn hóa, du lịch Lễ hội Chợ tình Khâu Vai còn được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian của bà con các dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như múa khèn, thổi kèn lá, tung còn, đánh yến, bắn nỏ, đánh sảng, đẩy gậy, kéo co, chơi ào… Được tận mắt chứng kiến những hội thi độc đáo như: Chọi bò, chọi dê, chọi chim họa mi và đua ngựa… hội thi thêu thổ cẩm của các thiếu nữ dân tộc Lô Lô; hội thi làm bánh dày của dân tộc Nùng; thi dệt vải lanh của dân tộc H’mông.
Khách du lịch còn được thưởng thức những món ăn ẩm thực độc đáo của bà con các dân tộc thiểu số như: Thắng cố, đậu chúa, mèn mén, thịt bò khô, thịt lợn hun khói, lẩu dê… Mỗi khách du lịch còn tha hồ lựa chọn cho mình những sản phẩm, hàng lưu niệm của bà con trên Cao nguyên đá Đồng Văn như mật ong bạc hà, rượu ngô, khèn Mông hay những chiếc khen thổ cẩm, bộ quần áo trang phục của các dân tộc thiếu nữ Lô Lô, H’mông…
Xác định đây là sự kiện văn hóa có quy mô lớn và ý nghĩa quan trọng, đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho Lễ hội đã được huyện Mèo Vạc triển khai khẩn trương, chu đáo, hoàn tất. Công tác tuyên truyền trang trí khánh tiết đã được triển khai đồng bộ. Trên khắp các tuyến đường, tuyến phố từ huyện Bắc Quang – Huyện cửa ngõ của tỉnh Hà Giang; huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang đến 4 huyện vùng cao phía Bắc nằm trên Cao nguyên đá Đồng Văn; từ trung tâm huyện Mèo Vạc đến xã Khau Vai đều được trang trí cờ hoa, băng zôn, khẩu hiệu bằng hai thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh với nội dung: “Chào mừng quý khách đến với Tuần văn hóa du lịch Lễ hội chợ tình Khau Vai-2013″; “Chợ tình Khai Vai – Điểm hẹn nơi cực Bắc”…
Các kịch bản chi tiết từng sự kiện đang được các cấp, các ngành hoàn thành ở những khâu cuối cùng. Sới phục vụ cho Hội thi chọi Bò, chọi Dê, trường đua ngựa và sân khấu Chợ tình Khâu Vai được xây dựng, làm mới nhằm phục vụ tốt cho lễ hội. Các xã, thị trấn và các làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Mèo Vạc đang tích cực chuẩn bị khâu đón khách du lịch, các món ăn đặc sản, sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương để phục vụ khách du lịch tại Lễ hội.
Để đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự Tuần văn hóa du lịch Lễ hội chợ tình Khau Vai-2013, các ngành chức năng đã tăng cường lực lượng đảm bảo công tác an toàn giao thông, an ninh trật tự trước, trong và sau lễ hội. Tuyến đường từ trung tâm huyện Mèo Vạc đến xã Khau Vai đã được tu sửa, nâng cấp, đảm bảo cho khách du lịch đi lại thuận tiện, giao thông thông suốt. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, khách sạn, công tác điện, nước đảm bảo các tiêu chí và niêm yết giá công khai.
Với sự chuẩn bị chu đáo của Ban Tổ chức, Tuần văn hóa du lịch Lễ hội Chợ tình Khau Vai-2013 sẽ thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan bởi những nét văn hóa vô cùng độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc và cả tinh thần vượt khó của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây… Đến với Chợ tình Khau Vai – không chỉ nhớ về phiên chợ tình độc đáo, mỗi khách du lịch sẽ nhớ mãi về những giá trị văn hóa, nhân văn đã tồn tại bao đời nay trên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn./.
Theo: Vietnamtourism
Kỳ nghỉ 5 ngày lễ 30/4 và 1/5 năm nay, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ tại 4 huyện vùng cao phía Bắc gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đều đã hết phòng. Để đáp ứng lượng khách du lịch được dự đoán sẽ tăng đột biến, ngay từ đầu tháng Ba vừa qua, công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng du lịch đã được các cấp, các ngành và địa phương đặc biệt quan tâm. Trong đó, giá thuê phòng nghỉ và cơ số buồng phòng lưu trú được xác định là ưu tiên hàng đầu.
Với đặc thù là tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại 4 huyện trên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn còn hạn chế nhưng để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách, Ủy ban Nhân dân 4 huyện vùng cao phía Bắc đã chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy giá trị của các làng du lịch cộng đồng để đón du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ lại ở các nhà dân
Một du khách đến từ Pháp vui vẻ cho biết ông và gia đình rất vui là được đến thăm quan, du lịch tại Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vào đúng dịp nghỉ lễ tết. Gia đình ông đã đến thăm quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và được xem các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số… “Chúng tôi thấy người dân ở đây chân thành, cởi mở, rất thân thiện. Một ngày gần nhất, tôi và gia đình sẽ rủ nhiều người thân quay trở lại thăm Công viên.” người du khách này nói.
Để làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, Công an 4 huyện vùng cao phía Bắc đã tăng cường công tác tuần tra kiểm tra trật tự an toàn xã hội, hướng dẫn du khách dừng đỗ xe đúng quy định. Ủy ban Nhân dân các huyện cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra các khách sạn, cơ sở lưu trú thực hiện việc niêm yết công khai giá phòng nghỉ; cung cấp cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng lưu trú. Tăng cường kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ ăn uống. Do làm tốt công tác chuẩn bị, phục vụ chu đáo nên khách du lịch trong và ngoài nước đến với Cao nguyên đá Đồng Văn rất thoải mái, an toàn.
Năm nay, tỉnh Hà Giang phấn đấu đón trên 400.000 lượt khách du lịch, tăng gần 20% so với năm 2012; trong đó khách quốc tế trên 100.000 lượt, doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 450 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, đã có gần 200.000 du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, du lịch tại Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là Công viên Địa chất thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á và cũng là Công viên Địa chất đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận trong tổng thể 77 Công viên Địa chất trên thế giới (từ tháng 10/2012).
Các điểm du lịch nổi tiếng, thu hút mỗi ngày trên 1.000 du khách trong và ngoài nước đến tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay như Núi đôi, làng dệt lanh Lùng Tám ở huyện Quản Bạ; Tháp kim Pải Lủng, rừng đá Khau Vai, Chợ tình Khau Vai tại huyện Mèo Vạc; Cột cờ Lũng Cú, Di tích lịch sử nhà Vương, Phố Cổ, Làng văn hóa du lịch Lô Lô Chải ở xã Lũng Cú, làng văn hóa dân tộc Mông ở xã Sủng Là ở huyện Đồng Văn./.
Theo: Du lịch Việt Nam
Vị thuốc của người Mông
Theo lời kể của bác chủ quán tên Nguyễn Thị Hương (ngoài 60 tuổi) thì: Gọi là cháo ấu tẩu bởi nó được chế biến từ gạo nương và chân giò lợn đem nấu lẫn với củ ấu tẩu tạo thành món ăn độc đáo. Món cháo bắt nguồn từ một vị thuốc của đồng bào vùng cao. Củ ấu tẩu được người Mông trồng nhiều trên núi, khi mới đào về củ có màu đen, gần giống như củ ấu ở vùng đồng bằng. Trong củ ấu tẩu có một lượng chất độc nếu không có kinh nghiệm hoặc sử dụng không đúng sẽ rất dễ gây ra ngộ độc cho người ăn.
Để “lấy độc trị độc” người dân tộc Mông thường đem ngâm củ ấu tẩu với rượu để thoa lên da, trị các vết thương kín như đau lưng, đau xương. Tuy nhiên, nếu ai vô tình uống phải loại rượu đó thì toàn thân sẽ bị co giật, không cấp cứu kịp thời có thể gây ra chết người. Độc là thế nhưng lạ thay, vị thuốc này đã được chế biến thành món ăn ngon, độc đáo lại có tác dụng chữa bệnh. Mỗi tuần chỉ nên ăn một đến hai lần là tốt nhất.
Bốn mùa cùng thưởng thức
Nấu được nồi cháo ấu tẩu cũng cầu kỳ, củ ấu tẩu phải ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm, đem ninh tới khi chúng mềm, bở tơi. Tiếp đến lấy gạo tẻ trồng trên nương, trộn thêm ít nếp cái hoa vàng cho cháo đặc sánh. Bột củ ấu tẩu được nấu lẫn gạo và nước dùng ninh từ chân giò lợn trong vòng 3 đến 4 giờ đồng hồ. Khi múc ra bát, cháo được rắc đều thêm hành, rau mùi, trứng gà và thịt nạc thăn băm nhỏ lên trên, dậy lên mùi thơm ngọt lạ lùng.
Cháo ấu tẩu có mầu nâu đậm, khi ăn thấy hơi đăng đắng, ngai ngái, bùi bùi, ăn lần đầu thì thấy hơi khó nhưng ăn được một lần rồi lại muốn ăn thêm. Vị đắng hòa cùng miếng ấu tẩu thơm, bùi, dẻo, với vị ngọt của nước xương ninh và thơm ngậy của trứng đọng lại, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.
Theo kinh nghiệm dân gian thì cháo ấu tẩu có tác dụng giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương, xua tan mệt mỏi với người đi đường xa, khi ăn cùng lá tía tô lại có tác dụng giải cảm rất tốt. Ngoài ra, một số người còn truyền tai nhau rằng đây là loại cháo mà “ông ăn bà khen”.
Đến Hà Giang, bạn có thể thưởng thức cháo ấu tẩu suốt bốn mùa, vào mùa đông mọi người đến ăn nhiều hơn. Quan niệm cho rằng, cháo chữa bệnh tốt vào ban đêm khi ngủ, vậy nên các hàng cháo ở Hà Giang thường đông khách tới tận khuya và đặc biệt cháo chỉ bán vào buổi tối./.
Theo: Du lịch Việt Nam
Một “dân đi” có tên rất ngộ – Rắn Rong Ruổi – đánh dấu một điểm đỏ chói trên bản đồ. Và một lời rủ “đi mốc 428 nhé” đủ sức lôi kéo cả chục người thoát ra khỏi Hà Nội ồn ào để ngược về phía Bắc, lên Hà Giang đi tìm mốc đỏ.
Đi tìm mốc đỏ
Móng con ngựa Mông đập mạnh lộp cộp xuống đường. Đường dốc đá và hẹp khiến con ngựa ngại đi, nó liên tục xoay phải, xoay trái theo kiểu zích zắc để đi xuống. Những người phụ nữ Mông nổi tiếng với đôi chân leo núi đá dốc đứng can: “Chúng mày về đi, đường dốc lắm, không lên nổi đâu”. Nhưng phía dưới, dòng Nho Quế xanh như ngọc và mốc 428 như một điểm đỏ vẫy gọi.
Dù đã đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú nhưng không phải ai cũng biết sau Lũng Cú còn có một dải đất nhỏ nhô ra phía dòng Nho Quế. Từ đây, dòng Nho Quế đổ vào đất Việt, ôm trọn rẻo đất rồi chảy sang Mèo Vạc, Xín Cái về Cao Bằng. Thế nhưng, cái mỏm đất cực Bắc này là ngưỡng khó vượt. Đường đi khó không chỉ bởi xa và dốc, đến con ngựa Mông còn phải ngại, mà bởi đi chệch vài bước là có thể gặp bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Nếu tính theo đường chim bay, khoảng cách từ bản Xéo Lủng xuống mỏm đất xa nhất chỉ 2km. Nhưng con đường đi xuống thử thách chân người trọn một buổi sáng. Nắng trên những triền núi đá quả khó chịu. Người dẫn đường cho chúng tôi là trung úy Bùi Đức Thoắn và thiếu úy Giàng Thìn Hòa. Hòa là người Mông ở cổng trời Quản Bạ, mới lên Lũng Cú được ít lâu. Không chỉ khách lạ như chúng tôi, Hòa cũng lần đầu tiên lên mốc 428 sau khi đã “thử chân” một vòng các điểm mốc khác của đồn biên phòng.
“Nhớ bước theo đúng dấu chân mình nhé” – trung úy Thoắn dặn dò trước lúc lên đường. Dò dẫm từng bước, đường chỉ có dốc xuống, đứng nghỉ cũng thấy chùn chân. Không biết bao nhiêu lần muốn bỏ cuộc, rồi lại đi, lại nhìn về hướng sông Nho Quế. Cuối cùng, mốc 428 hiện ra, giản dị và xúc động. Một cột mốc nhỏ, dưới là sông, trên là vách núi nhưng phải xây mất hai năm, chủ yếu là sức người cõng đá và ximăng theo đường dốc xuống.
Từ điểm mốc đỏ nơi cực Bắc này, nhìn về phía nam là Tổ quốc mình.
Sống trên mốc đỏ
Từ Lũng Cú, phải đi 3-4km mới tới bản Xéo Lủng nằm chơi vơi trên vách núi sát đường biên. Vài ba chục nóc nhà người Mông đã trụ vững ở mảnh đất này, trồng ngô, trồng màu và trở thành những người lính biên phòng không quân hàm canh giữ mỏm đất cực Bắc thiêng liêng. Nhờ có những người Mông ở Xéo Lủng, mỏm đất cực Bắc không chỉ có màu đá xám xịt.
Bên cạnh những ngôi nhà trình tường là vườn cải, các loại hoa màu xanh mướt. Những phụ nữ lúi húi bên luống rau, sắc váy hoa rực rỡ. Nhưng người Mông không chỉ loanh quanh bên bếp lửa và vườn nhà. Phía dưới, nơi tưởng chỉ có đá là những vạt ngô. Ngô được gieo ở hốc đá, lưng chừng núi, bất kể chỗ nào có đất và trữ được chút ít nước mưa.
Thượng tá Nguyễn Hải Lý (đồn trưởng đồn biên phòng Lũng Cú) bảo chúng tôi là những người khách hiếm hoi của Xéo Lủng và mốc 428. Vậy nhưng người Mông ở Xéo Lủng hiếu khách kỳ lạ. Thấy mọi người mệt lả vì leo dốc, người đàn ông Mông gọi: “Có cần lấy đuôi ngựa kéo đi cho đỡ mệt không?”. Quả thật, những lúc này chỉ muốn giống như bó cỏ hoặc bó củi chất trên lưng ngựa. Thế mới biết đôi chân người Mông dẻo dai đến lạ kỳ.
Trung úy Thoắn kể ngày đường vào Xéo Lủng chưa được làm, mùa mưa hay mùa khô, bộ đội vẫn đều đặn đi tuần qua bản Xéo Lủng. Có những ngày tuyết rơi táp vào mặt, chân bị cước đau đớn nhưng vẫn phải bám chặt xuống đường đất đá. Ngay đêm giao thừa, biên phòng cũng phải đi tuần dọc toàn tuyến, không bỏ một điểm mốc nào.
27km đường biên giới từ cột mốc 411 đến 428 do đồn biên phòng Lũng Cú đóng tại Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang) canh giữ đều nằm cheo leo trên những mỏm núi đá xám. Nhưng họ cứ đi và đi, bất kể lúc nào…
Theo: Du lịch / Tuổi trẻ
Chúng tôi lên tới Hà Giang khi mặt trời còn lấp ló sau đỉnh núi, những tia nắng đầu tiên trong ngày chưa đủ để xua tan làn sương mờ ảo đang bao trùm khắp nơi.
Thế nhưng, cả thành phố đã thức giấc từ lâu, người dân nơi địa đầu Tổ Quốc đang háo hức đón chào lễ hội lớn nhất trong năm của quê hương mình: Lễ hội Đền – một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại trung tâm thành phố Hà Giang.
Lễ hội lớn nhất tỉnh
Là miền đất địa đầu của Tổ Quốc, Hà Giang không có nhiều đền chùa như các tỉnh bạn. Đền Mẫu được coi là ngôi đền lớn nhất và có lịch sử lâu đời, tôn thờ vị Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn Công Chúa Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương. Vì lẽ đó mà từ lâu Lễ hội Đền đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân Hà Giang.
Nhiều năm trước đây lễ hội chỉ được tổ chức trong khuôn khổ nhà Đền, với quy mô nhỏ. Nhưng từ năm 2012, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Giang đã trực tiếp đứng ra tổ chức lễ hội Đền với quy mộ rộng, trang trọng về phần lễ, phong phú về phần hội, làm nổi bật nét văn hoá tâm linh truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo tầng lớp nhân dân mà còn nhằm mục đích khôi phục các lễ hội dân gian truyền thống gắn với phát triển du lịch vùng miền, đặc biệt là du lịch vùng cao biên giới.
Ông Đỗ Văn Như, Trưởng phòng văn hoá thông tin Thành phố Hà Giang cho biết, chỉ tính riêng trong dịp lễ hội 2013, đã có hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan. Đây có thể coi là thành công sau hai năm Thành phố trực tiếp tổ chức lễ hội. Hà Giang là một tỉnh có phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời, trong những năm tới thành phố sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động văn hoá tín nguỡng của nhân dân, đồng thời kết hợp với việc quảng bá xây dựng Hà Giang thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Lễ hội của sự đoàn kết, đậm đà bản sắc dân tộc
Lễ hội Đền năm nay diễn ra từ ngày 16/3 đến 18/3 dương lịch. Ngay sau khi khai hội, từng đoàn người đã tập trung trước của Đền Mẫu, họ đến để cầu khấn Đức Thánh ban cho họ một cuộc sống yên bình và no ấm.
Sau đó khách du lịch sẽ được thưởng thức nhiều chương trình đặc sắc như dâng hương, tế lễ, biểu diễn giao lưu văn nghệ, hát văn, hát chèo, múa lân…Đặc biệt là màn rước kiệu qua phố, khi kiệu Thánh đi qua, mọi hoạt động khác của người dân đều dừng lại, các cửa hàng ven đường ngừng hoạt động kinh doanh, người đi đường vội vã dừng xe, trẻ em người lớn đứng chật ních hai bên đường, họ chắp tay hướng về Đức Thánh với tấm lòng thành kính cao độ…
Điểm nổi bật trong lễ hội là các trò chơi dân gian thể hiện rõ bản sắc văn hoá truyền thống từ ngàn đời của cộng đồng 22 dân tộc đang sinh sống trên vùng đất Hà Giang. Những trò chơi hấp hẫn người xem như đánh đu, đánh yến, trèo cột hái quả, chọi chim, vừa gánh nồi vừa nấu cơm… Trò chơi đánh sảng (hay còn gọi là đánh quay) được coi là một môn nghệ thuật lôi cuốn nhiều người xem.
Bên cạnh đó, phố ẩm thực, nơi có những gian hàng giới thiệu và bán các món ăn đặc sản của người dân vùng cao cũng thu hút hàng trăm người qua lại thưởng thức.
Một điều đáng ghi nhận đó là tình hình an ninh trật tự trong những ngày diễn ra lễ hội rất đảm bảo, tuyệt đối không có tình trạng trộm cắp, móc túi, lừa đảo. Những hoạt động mê tín dị đoan cũng không hề xảy ra
Ủy ban nhân dân Thành phố đứng ra tổ chức lễ hội không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân, thu hút khách du lịch mà còn tạo nên sự đoàn kết giữa các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.
Ông Lò Doãn Kiểu, một người dân sống lâu năm tại Hà Giang cho biết, hoạt động văn hoá và tôn giáo rất phức tạp. Hà Giang là vùng đất tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng. Việc tập trung quản lý các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng của các dân tộc là rất cần thiết trong việc tạo nên sự đoàn kết trong nhân dân, hướng đến ổn định chính trị và phát triển kinh tế.
Ngày cuối cùng diễn ra lễ hội, người dân Hà Giang cùng khách thập phương vui mừng tổ chức lễ khánh thành quả chuông đồng nặng hơn 500kg từ nguồn kinh phí do chính họ đóng góp. Tiếng chuông đầu tiên vang lên cũng là lúc lễ hội chính thức kết thúc, người dân cùng nhau ra về trong niềm hân hoan, phấn khởi…Họ cùng nhau hy vọng một năm mới bình yên và no ấm./.
Theo: Vietnamplus
Cuối năm, bất chợt ngẩn lòng khi bạn gọi điện thông báo “Núi Đôi Quản Bạ giờ đã “chính chủ” rồi nhé”.
Và có dịp đi ngang thị trấn Tam Sơn một ngày sương mù rét mướt, đứng bên con đường Hạnh Phúc ngắm toàn cảnh núi Đôi mới biết thế nào là buồn.
Từ trên quốc lộ 4C, đoạn cách địa phận thị trấn Tam Sơn khoảng 3km về phía TP Hà Giang, bất kỳ khách du lịch nào đi qua vào những ngày không quá nhiều sương mù đều nhận ra vẻ đẹp kỳ diệu, quyến rũ của núi Đôi trong khung cảnh hùng vĩ của núi rừng và vẻ đẹp của ruộng đồng, nhất là khi vào mùa lúa chín.
Vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết ấy đã chinh phục không biết bao lữ khách đường xa khiến nhiều người phải tìm kiếm thông tin về núi Đôi từ trong chính những câu chuyện với người dân bản địa. Có thời gian qua vùng này, tôi luôn nhận được câu hỏi từ dân địa phương “đã ngắm núi Đôi chưa?” với vẻ đầy tự hào.
Việc thông tin về giá trị của di sản độc đáo là một việc làm cần thiết để người dân, khách du lịch hiểu và có ý thức giữ gìn giá trị đó. Thông thường các đơn vị hay dựng một bảng tin có ghi chú thông tin chủ yếu về một di sản, hay danh thắng, ở nơi thuận tiện nhất để ai cũng có thể xem và đọc.
Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương muốn “ghi dấu” vào ý thức của khách du lịch rằng “đây là núi Đôi Quản Bạ” thì chỉ cần dựng một bảng tin như thế ở bên lề quốc lộ 4C, có mũi tên chỉ hướng là đủ. Đâu nhất thiết phải gọt giũa cây cỏ ở giữa hai “trái đào tiên” để ghi chữ “núi Đôi Quản Bạ”, vừa làm mất vẻ đẹp tự nhiên của danh thắng, vừa mất đi trí tưởng tượng và sự gợi cảm mà khách du lịch sẽ tự mình cảm nhận khi quan sát.
Thiết nghĩ cách thức làm du lịch thế này cần loại bỏ khỏi tư duy chiến lược của các đơn vị liên quan.
Theo: Du lịch / Tuổi trẻ